Tết Táo quân


Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.

Bức tranh dân gian về sự tích ông Công, ông Táo

Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Cũng có tích khác: sau khi Thị Nhi lấy Phạm Lang, một hôm trong nhà cúng đốt mã ngoài sân, có một hành khất vào ăn xin. Thị Nhi nhận ra người chồng cũ của mình, động lòng thương đem gạo ra cho. Bị Phạm Lang nghi ngờ, Thị Nhi lấy làm xấu hổ đâm đầu vào đống lửa đang đốt mã mà tự tử. Trọng Cao cảm tình ân nghĩa cũng lao vào lửa mà chết theo, Phạm lang vì mối tình thương vợ, cũng nhảy vào cùng chết.

Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân (tức Thổ công – Phạm Lang

Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:

* Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

* Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

* Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Như vậy, Táo quân không phải là một danh từ riêng chỉ ai đó, mà là danh từ chung cho cả: Thổ công, Thổ địa và Thổ kỳ. Vị trí giữa là Vua Bà, bên trái là Thổ công, bên phải là Thổ địa.

Trong thế giới tâm linh, mỗi nhà có ba vua trông coi việc bếp núc. Theo truyền thuyết, Phạm Lang là Thổ công, được giao nhiệm vụ trông coi bếp; Trọng Cao là Thổ địa trông coi việc trong nhà; Thị Nhi là Thổ kỳ trông coi việc chợ búa.

Truyền thuyết này thể hiện rất đậm nét trong sinh hoạt của người Việt. Trong bếp ngày xưa, thường có ba “ông đầu rau” – tức là ba hòn đất nặn dùng để kê nồi xanh đun bếp, trong đó hai hòn nhỏ hơn hòn thứ ba. Và nhân dân có tục lệ thờ “hai ông một bà”, ngày 23 tháng Chạp hàng năm làm “lễ Táo quân”, “Tết ông Công ông Táo”, “tiễn ông Táo lên chầu Trời”…

Đây rất có thể là ảnh hưởng của phong tục thờ thần lửa – một phong tục có từ lâu đời của nhiều dân tộc, tuy nhiên cách thể hiện ở mỗi nước một khác. Ví như ở Trung Quốc, từ thời cổ đại, Táo quân (còn được gọi là “Táo thần”, “Táo vương”, “ông Táo”) đã được coi là một trong bảy vị thần đất được toàn dân cúng lễ.

Nhưng nguồn gốc của Táo quân thì không nhất quán. Theo sách Hoài Nam Tử, Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp. Sách Lã Thị Xuân Thu lại coi Chúc Dung mới là thần quản lý lửa (do Viêm Đế mang tới) nên khi chết người dân thờ làm thần lửa. Còn sách Tây Dương tạp trở thì kể: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi… Chuyện truyền miệng của người Trung Quốc lại cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình (nhất là về những người đàn bà làm điều xấu); sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp. Đến ngày ấy, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo; đặc biệt có thêm cả nước và cỏ khô (cho ngựa của vua bếp “ăn” để bay và chở vua lên trời – khác với Táo quân của ta thì cưỡi cá chép lên trời).

Sự tích ông táo trong dân gian Việt Nam, có những nét đẹp truyền thống. Người Việt Nam tiễn ông Táo ngày 23 tháng Chạp chứ không tế Táo quân vào mùa hạ như người Hoa xưa.

Người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.

Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới.

LỄ VẬT VÀ BÀI KHẤN NÔM

Lễ vật:  Mâm cỗ mặn (cơm, canh, xôi, giò, thịt),  bánh kẹo, trầu cau, rượu, nước, hương, đền nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, vàng mã gồm có: (3 bộ mũ áo cánh chuồn, 3 đôi hài Táo Quân cùng tiền vàng) cùng 3 con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời..

Mũ áo Táo Quân gồm ba chiếc, hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấỵ Màu sắc của mũ, áo hay hia ông công thay đổi hàng năm theo ngũ hành:

+ Năm hành kim thì dùng màu vàng
+ Năm hành mộc thì dùng màu trắng
+ Năm hành thủy thì dùng màu xanh
+ Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
+ Năm hành thổ thì dùng màu đen

Những đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Quân.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường thấy nhất là:

1 đĩa gạo
1 đĩa muối
5 lạng thịt vai luộc
1 bát canh mọc
1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa giò
1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)
1 đĩa xôi gấc,
1 đĩa chè kho
1 đĩa hoa quả
1 ấm trà sen
3 chén rượu
1 quả bưởi
1 quả cau, lá trầu
1 lọ hoa đào nhỏ
1 lọ hoa cúc
1 tập giấy tiền, vàng mã

Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm.

Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa. Sau khi bày lễ phải ăn mặc chỉnh tề, thánh kính vái 3 vái và đọc bài khấn nôm:

Bài khấn:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy ngài: Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân .
Chúng con là: …………………………………………………

Ngụ tại: ……………………………………………………………

Nhân ngày 23 tháng Chạp, chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, vật phẩm, xiêm, hài, áo, mũ, nghi lễ cúng trần, dâng lên trước Án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân giáng lâm trước Án. thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ,
Ngài là vị Chủ,
Ngũ tự gia Thần,
Soi xét lòng trần,
Táo Quân chứng Giám.
Trong năm sai phạm,
Các tội lỗi lầm,
Cúi xin tôn Thần,
Gia ân châm chước,
Ban Lộc ban Phước,
Phù hộ toàn gia,
Gái trai , trẻ già.
An ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành,
Cúi xin chứng giám.

Bái thỉnh cửu thiên đông trù, ti mệnh táo quân.
Nhất gia chi chủ, ngũ tự chi thần.
Từ hậu thiệt ư, bắc đẩu chi trung.
Sát thiện ác ư, đông trù chi nội.
Tứ phúc xá tội, di hung hóa cát.
An trấn âm dương, bảo hữu gia đình.
Họa tai tất diệt, hà phúc tất tăng.
Hữu cầu tất ứng, vô cảm bất thông.
Đại bi đại nguyện. Đại thánh đại từ.
Cửu thiên đông trù. Ti mệnh lô vương.
Nguyên hoàng định quốc. Hộ trạch thiên tôn.
Cấp cấp như luật lệnh.

(Vái lạy 3 vái)

Sau khi khấn xong, chờ tàn hương lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã đồ lễ, rồi đem đốt những vật dụng đang thờ, đã hư cũ. Đồng thời người ta cũng thay luôn mấy “Ông Táo” đã sứt mẻ bằng cách “trân trọng” gửi ở bụi tre hoặc một gốc cây nào đó sau vườn, về sau. Nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống để cá chở ông Táo lên chầu Trời. Theo tục lệ, cá chép còn khỏe, bơi nhanh nhẹn thì gia chủ đã hoàn tất lễ cúng một cách tốt đẹp.

Tuy nhiên, hiện ở nông thôn, nhiều nơi vẫn làm gà, cúng “hăm ba tháng Chạp Táo quân về trời” đàng hoàng. Họ coi ngày này như hội nghị thường kỳ của thượng giới, và cũng có ý tạo điều kiện cho Táo quân kịp trở về trần gian ăn Tết với gia đình.

Ngày trước, cúng ông Công, ông Táo phải dùng cá chép kho hay rán. Thế nhưng tục này đã được “chuyển thể” từ cá chép nấu chín thành cá chép sống và bây giờ là cá giấy để đốt hoá vàng.

Ngoài ra, với quan niệm Táo quân là vị thần thứ nhất, quan trọng hàng đầu trong gia đình, nên nhiều địa phương có tục lệ, con gái khi mới về nhà chồng phải làm lễ ở bếp, hay ở bàn thờ Thổ công, để xin phù trợ cho công việc bếp núc, tề gia, nội trợ.

(Tổng hợp)

Легенда за бог в кухнята-празник в навечерието на китайския традиционен празник – Пролетния празник

23 декември по луния канлендар ще бъде празника за почитане паметта на бога в кухнята Дзаованйе. На този ден всяка година по традицията, китайците, особено хората в китайските села, провеждат церемония за почитане паметта на бога в кухнята Дзаованйе-покровител на семейното огнище. От този ден започва празнуването на най-тържествения национален празник – Пролетния празник в страната.

На 23 декември по лунния каландар хората изпращат бог Дзаованйена небето. В миналото, почти в кухнята на всяко семейство, особено в селското семейство има място за поставяне образа на бог Дзаованйе, на който пише: “Бог за проверка на земята”, “домакин на семейството”, “Казвайте само добро пред небелския бог, пазете мира на земята” и т.н. В легендата се разказва, че богът Дзаованйе е изпратен от небесния бог покривител на семейната кухня, който се занимава с кухнеската работа в семейство. Бог-Здаованйе е считан от членовете на семейството за защитник на семейството. През цялата година той стои в къщи и се занимава с защита и контролиране на семейните членове, чак до 23 декември по лунния канлендар, той трябва да се върне в небето и да докладва на небесния бог за доброто и злото в семейството и според това небесният бог решавал съдбата на семейството през новата година. Затова, бог Дзаованйе има голямо значение на семейството. По народен обичай, на този ден китайците трябва да проведат церемонията по изпращането на този бог. Тогава, семейните членове трябва да поднесат на бога лепкави малцови бонбони, за да залепят устата му, с цел той да не говори лоши думи за семейството пред небесния бог. След церемонията по изпращането му, хората изгарят стария му портрет и той се издига в небето. След една седмица, праз нощта в начечерието на пролетния празник, хората също трябва да проведат нова церемония за посрещането на бог Дзаованйе и в кухнята си, и пак трябва да окачат нов портрет на бога. Това означава, че той отново се завръща в кухнята и започва нова работа.

bulgarian.cri.cn

Leave a comment

Free counters!