Cô gái Digan


Không ai biết chính xác họ từ đâu đến, đến từ bao giờ, mà khắp Âu Châu từ Tây sang Đông nơi nào cũng có họ, và cái xứ Bulgaria này cũng không ngoại lệ.

Tôi biết họ từ lúc ở VN ,qua bộ phim “ Người đàn ông Digan “khá nổi tiếng vào thập niên 80.

Năm 1987, tôi đến Bulgaria lao động, lần đầu tiên gặp họ ngoài đời khá ấn tượng, giống y chang như trong phim! Họ đi từng đoàn từ 10 đến 20 gia đình, chất lỉnh kỉnh đồ đạc lên xe ngựa hay lừa kéo, hình như cả tài sản nằm gọn lên chiếc xe, vài chú bé mặt mày lấm lem bám vào càng xe làm cho đoàn digan thêm phần luộm thuộm ….

More

Trưng cầu ý kiến


Chào cả nhà,

Nhận lời mời của anh Vũ Chính Đông, trưởng ban liên lạc khóa 1975, anh Trịnh Xuân Dũng và Nhung đã có mặt tại buổi gặp mặt đại diện ba khóa LHS Bulgaria 1974, 1975 và 1976, được tổ chức vào trưa thứ 7, ngày 26/11/2011 vừa qua. Chương trình của buổi gặp mặt khá phong phú. Sau màn chào hỏi thông lệ, đại diện ba khóa chúc mừng hạnh phúc anh Thịnh + chị Liên (khóa 1974), rồi tặng sách, đọc thơ và phần quan trọng nhất là đưa ra “Chương trình dự kiến cho các buổi gặp mặt chung của cả ba đoàn vào năm 2012”. Theo đó:- Vào dịp 30/4 và 1/5/2012, sẽ tổ chức một đoàn đi thăm lại đất nước Hoa hồng. Anh Đông sẽ có nhiệm vụ lên chương trình, dự trù kinh phí, ai tham gia được thì đăng ký.- Vào thứ 7, tuần thứ ba của tháng 8/2012, từ 18h, cả ba khóa sẽ có buổi gặp mặt chung tại Ba Nà Hill, TP Đà Nẵng, đốt lửa trại và thi đấu thể thao vào sáng hôm sau. Thời gian kết thúc gặp mặt chung dự kiến là chiều chủ nhật. Chị Thơ, khóa 1974 đã nhận trách nhiệm lo phần khách sạn. Các đoàn tự tổ chức và quyết định thời điểm đến và rời khỏi Bà Nà Hill, cũng như phương tiện đi lại và các sinh hoạt riêng (nếu có) của mỗi đoàn. Lĩnh hội tinh thần của cuộc gặp mặt đại diện ba khóa vừa qua, Nhung xin thông báo tới cả nhà và rất mong nhận được ý kiến phản hồi của các bạn.

Có tin gì mới liên quan từ các Ban liên lạc của các đoàn bạn, Nhung sẽ thông báo ngay tới mọi người.

Thân mến,
NHUNG

Lễ Tạ ơn – Thanksgiving


Lễ Tạ ơn

Lễ tạ ơn được tổ chức vào ngày thứ năm của tuần lễ thứ tư tháng 11 hàng năm.

Nghi lễ Thanksgiving được tổ chức lần đầu tại miền Bắc nước Mỹ, năm 1578, khi nhà thám hiểm Martin Frobisher đến tân Thế giới. Ông đã tổ chức lễ này để tạ ơn Trời đã bảo vệ ông và các thủy thủ trong cuộc hành trình nguy hiểm trên biển cả.

Lịch sử ghi rằng vào năm 1620 có một nhóm gia đình người Anh theo Tin Lành đã đi tìm đất mới để sống đời tự do.

Con tàu May Flower nổi danh vượt Đại Tây Dương chở di dân đến vùng Plymouth Rock của tiểu bang Massachusetts bây giờ. Nhóm gia đình người Anh chỉ có hơn ba chục, số còn lại là phần đông thủy thủ đoàn. Tổng số 102 người.

Trải qua một năm đầu với mùa đông khắc nghiệt, không đủ thực phẩm, không có đủ quần áo, không có nơi cư trú nên di dân đã phải chôn cất 46 người. Qua năm sau, mùa gặt 1621 thành công, di dân cùng dân da đỏ bản xứ tổ chức tiệc mừng lễ tạ ơn trên đất Mỹ.

Đó là ngày lễ hội đầu tiên tại Mỹ Châu và truyền thống còn mãi đến ngày nay.

Trong bữa tiệc lễ tạ ơn năm đầu tiên di dân đã ăn thịt gà rừng, ăn bánh làm bằng trái bí đỏ và thực đơn này đã trở nên món ăn truyền thống ngày lễ hội của Mỹ quốc cho tới ngày nay.

Được tổ chức lần đầu tiên vào thế kỷ 17. Tuy nhiên để trở thành một ngày quốc lễ chính thức thì phải tới năm 1863, vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ là ông Lincoln mới ban hành luật. Từ đó lễ tạ ơn được chính phủ công nhận vào ngày thứ năm của tuần lễ thứ tư tháng 11 hàng năm.

More

Hồi kí tha hương


Đây là bài viết của bạn “thusofia 1000”, xin đăng lên đây để mọi người cùng hiểu thêm về cuộc sống của lao động Việt Nam trong thời kỳ biến động chính trị vào cuối những năm 1990 ở Bulgaria. 

Xin chào các anh, các chị,

Tôi làm việc ở Sofia 1000, năm 1987 – 1991.
Hàng năm chúng tôi có tổ chức họp mặt ở Sài gòn, số người tham gia rất đông vui. Rất vui làm quen với các anh chị.
Email: thusofia1963@gmail.com.vn.

HỒI KÍ THA HƯƠNG 

Máy bay chuyên cơ TU.150 đưa 150 lao động sang Bulgaria làm việc xuất phát từ sân bay Nội bài, qua hai chặng nghỉ Ấn độ và Iraq, đến nơi an toàn sau 17 giờ bay tới xứ sở Hoa hồng.

Trời còn tối, chưa sáng hẳn, sương mù dày đặc đến nỗi đưa bàn tay ra chỉ thấy lờ mờ. Di chuyển tiếp bằng xe buýt, nhìn ra bên ngoài chỉ là màn sương dày đặc. Sau 3 giờ mới tới trường dạy tiếng Bulgaria dành cho người lao động và là nơi cách li phòng bệnh, trước khi đặt chân đến xứ người.

Trời còn chưa sáng hẳn, đầu xuân nên vẫn còn lạnh, mặc áo phong phanh nên anh nào cũng rét run lập cập. Người phiên dịch đến, yêu cầu “các anh vào ngay phòng tẩy trùng, ko được đi lung tung”. Cả 150 người trần truồng như nhộng, qua khâu kiểm dịch của bác sỹ khám xét từng centimet rồi mới được tắm sát khuẩn.

Tất cả mọi thứ từ Việt Nam mang sang, kể cả chiếc khăn tay cũng phải đóng vào túi, mọi người nhận thẻ đeo vào tay và dán vào hành lí để sau 3 ngày diệt khuẩn biết mà nhận lại. Quần áo, mọi thứ đều được cấp mới từ A -Z. Mọi người làm xong thủ tục mới được bước vào trường.

Trường dạy tiếng bungaria dành cho người lao động đến làm việc tại bungaria gồm 4 dãy nhà đồ sộ, có sức chứa khoảng 1000 người, nằm tách biệt giữa vùng đồi núi trùng điệp, mục đích tạo sự yên tĩnh để học có hiệu quả. Giữa 2 dãy nhà 5 tầng là con đường siêu tốc cho nên muốn qua lại phải đi lên cầu, khá thơ mộng.

More

Kỷ niệm làm phiên dịch không chuyên


Mùa hè năm 1981, chúng tôi đã bước vào năm học cuối cùng của thời sinh viên. Không còn phải lên giảng đường nghe giảng nữa, hàng ngày tôi lang thang tới các công ty du lịch tại những khu nghỉ mát quanh thành phố để thu thập tư liệu cho bản luận văn tốt nghiệp. Nhắc đến lại nhớ Varna và hàng loạt khu nghỉ mát dọc theo bờ biển với làn nước trong xanh, bãi cát vàng bằng phẳng (nghe nói hàng năm họ phải mua cát từ tận Hy Lạp hay ở đâu đó chở về đổ lên bãi biển).

Một hôm vừa về ký túc xá, bà thường trực gọi tôi lại nói có người trong ban tổ chức thi Olympic đến tìm và đưa địa chỉ cho tôi. Khi tôi đến gặp, họ nói đã liên hệ với nhà trường và được giới thiệu tới gặp chúng tôi. Họ hỏi chuyện  trong trường phổ thông ở Việt Nam chúng tôi học như thế nào, môn Vật lý được học những gì. Sau đó họ nói trong kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế tổ chức ở Varna năm đó có đoàn Việt Nam tham gia, các thầy giáo đi cùng đều biết tiếng Nga nên giao tiếp được với những người trong Ban tổ chức, nhưng còn các học sinh thì hầu như không biết ngoại ngữ nên gặp nhiều khó khăn. Họ cần tìm một phiên dịch để giúp các em. Sau đó họ đưa tôi đến gặp Trưởng đoàn Việt Nam là thầy Dương Trọng Bái. Thấy tôi đến thầy rất vui hỏi han trò chuyện và nói rằng đoàn đến nơi từ mấy hôm trước rồi nhưng vì các thầy bận họp với bạn nên không có thời gian chăm sóc các em học sinh, nay có người đến giúp thì mừng quá. Thầy Bái trông hiền từ và rất nhanh nhẹn, thầy nhiệt tình dẫn tôi đến chỗ ở và chỗ làm việc. Tính tình thầy cởi mở và chan hòa, các em học sinh đều yêu quý thầy. Tuy chỉ gặp gỡ và làm việc cùng thầy trong một thời gian ngắn nhưng mỗi lần nhớ lại tôi vẫn rất ấn tượng với tích cách nhiệt tình và chu đáo của thầy.

Gần 20 năm sau, khoảng cuối năm 2000, tôi nhìn thấy thầy trong chương trình truyền hình trực tiếp trên VTV3  về Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc, thầy vừa được phong danh hiệu Anh hùng Lao động. Trả lời phỏng vấn của nhà báo Tạ Bích Loan khi kể về kỳ thi Olympic Vật lý đầu tiên của Việt nam nghe thấy thầy vẫn còn nhớ nhắc đến tên tôi làm tôi thực sự xúc động. Thầy nói thầy vẫn nhớ cô phiên dịch tên Hằng học Du lịch ở Varna đã cùng thầy đấu tranh đòi lại cho em Hà 1,5 điểm và nhờ đó Hà đã đoạt được giải ba trong kỳ thi này. Chỉ vì trong bài làm Hà chứng minh theo cách diễn giải bằng lời chứ không phải bằng công thức, quan trọng nhất là kết luận x=constant trong khi Hà viết bằng tiếng Việt “x là một hằng số không đổi” nên Ban giám khảo bỏ sót không tính điểm cho em. Sau khi rà soát lại bài cẩn thận thầy đã giải thích cho bạn, họ yêu cầu tôi dịch lại bài làm bằng tiếng Bun và sau một hồi tranh luận khá lâu họ đã đồng ý tính điểm câu này. Nhiều đoàn khác cũng đấu tranh rất căng thẳng để đòi thêm từng 0,5 điểm nhưng Ban giám khảo làm việc rất cứng rắn. Vì vậy việc đòi lại được cho Hà tận 1,5 điểm là điều quá tuyệt vời. Trong chương trình tivi cũng mời cả Hà đến gặp lại thầy và tôi biết được Trương Bá Hà hiện đang là giảng viên trường Đại  học khoa học tự nhiên TPHCM.

Đoàn Việt nam tham gia thi Olympic vật lý năm đó có 5 em là Trương Bá Hà đoạt Huy chương Đồng, Lê Văn Hoàng và Nguyễn Ngọc Tước được bằng danh dự, như kiểu là giải khuyến khích, còn 2 em Mạnh và Sơn thì chưa được giải. Lần đầu tiên ra nước ngoài nên các em đều rất ham tìm hiểu, thấy cái gì cũng lạ và hỏi han đủ điều. Về ngôn ngữ thì Hà biết 1 ít tiếng Anh, em rất hay trò chuyện làm quen với các bạn nước ngoài, Tước ở Hà Nội được học tiếng Nga trong trường phổ thông  nhưng không đủ để giao tiếp. Trong các chuyến bạn cho đi tham quan các nơi các em rất hứng thú nghe kể về các danh lam thắng cảnh của Bulgaria như khu du lịch Bãi Cát vàng, thị trấn cổ Nessebar, Balchik … Được đi mua sắm các em còn vui hơn vì là lần đầu tiên được tự mình mua đồ bằng tiền riêng. Tôi còn nhớ có em mua được chiếc đồng hồ báo thức, để trong valy rồi một lúc lại lôi ra lên dây cót, nghe tiếng chuông reo đi reo lại vẫn cười thích thú. Các em còn nhớ mua quà cho tất cả các bác đã phục vụ cho đoàn trong thời gian tập trung ôn thi ở trong nước như bác cấp dưỡng, bảo vệ …

Năm 1981 Việt Nam lần đầu tiên tham gia thi Vật lý quốc tế nên còn nhiều bỡ ngỡ. Kỳ thi bao gồm hai phần: phần lý thuyết và phần thực hành. Về lý thuyết thì các em nắm tương đối vững, nhưng phần thực hành thì do điều kiện cơ sở vật chất ở Việt Nam lúc đó còn quá nghèo nàn nên hầu như các em không được thực hành nhiều. Vì vậy với kết quả có huy chương mang về cả đoàn đều phấn khởi.

Đoàn Việt Nam và Liên Xô dự thi vật lý quốc tế thăm đài tưởng niệm các chiến sĩ Xô-viết, Varna 1981.

Đoàn thi vật lý quốc tế trên đài tưởng niệm các chiến sĩ Xô-viết, Varna 1981

More

Bảy kỳ quan thế giới cổ đại và hiện đại


Với mong muốn làm sống lại ý tưởng của người Hy Lạp từ thế kỷ thứ 2 TCN khi tổ chức bình chọn bảy kỳ quan thế giới cổ đại, tổ chức New Open World Corporation (NOWC) tại Thụy Sĩ đã kêu gọi bình chọn bảy kỳ quan thế giới mới trên phạm vi toàn cầu.

Cuối cùng, sau nhiều vòng lựa chọn, NOWC cũng đã chọn ra được bảy kỳ quan thế giới mới. Dù mọi sự so sánh đều là khập khiễng nhưng hãy cùng khám phá vẻ đẹp và sự kỳ vĩ của bảy kỳ quan thế giới cổ đại với bảy kỳ quan thế giới mới qua tổng hợp của National Geographic.

Bảy kỳ quan thế giới cổ đại

1. Tượng thần Zeus ở Olympia (Hy Lạp)

Bức tượng vàng khổng lồ của vua của các vị thần Hy Lạp được xây dựng để tôn vinh những kỳ thi Olympic đầu tiên, khởi nguồn từ thành phố cổ Olympia. Bức tượng được hoàn thành vào khoảng năm 432 TCN, khắc họa vị thần ngồi trên ngai vàng bằng gỗ ngọc nạm bên trong một đền thờ nhìn ra thành phố.

Tượng cao 12m, rộng 7m, một tay cầm vương trượng, tay kia cầm một bức tượng nhỏ của nữ thần chiến thắng đều được làm từ ngà voi và kim loại quý giá. Bức tượng tượng trưng cho quyền lực tối cao của vị vua trong các vị thần.

Nhiều nhà sử học tin rằng, Tượng thần Zeus đã được chuyển đến Constantinople (nay là Istanbul) ở Thổ Nhĩ Kỳ nhưng sau đó cũng bị thiêu cháy trong lửa.

2. Tượng thần Mặt trời Rhodes (Hy Lạp)

Trái ngược với các kim tự tháp, Tượng thần Mặt trời ở Rhodes có thời gian tồn tại ngắn nhất trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Được hoàn thành vào năm 282 TCN sau 12 năm xây dựng, bức tượng khổng lồ này đã bị sụp đổ bởi một trận động đất diễn ra 56 năm sau đó.

Tượng thần Mặt trời cao 33m và là bức tượng cao nhất được biết đến của thế giới cổ đại, được làm bằng đá và sắt với bề ngoài bằng đồng. Bức tượng đại diện cho thần Mặt trời Hy Lạp Helios – vị thần bảo hộ của hòn đảo.

3. Đại kim tự tháp Giza (Ai Cập)

Khoảng năm 2560 TCN, Pharaoh Ai Cập Khufu đã xây dựng khu lăng mộ của mình gồm 3 kim tự tháp chính và các kim tự tháp vệ tinh nhỏ ở Giza, giáp biên giới của Cairo hiện nay.

Cấu trúc bằng đá khổng lồ này cao 146m với diện tích bề mặt vào khoảng 1.300m2. Đại kim tự tháp Giza được coi là công trình nhân tạo cao nhất của hành tinh suốt hơn 4 thiên niên kỷ.

Một điều khó tin là thời gian để hoàn thành kim tự tháp này chỉ là 20 năm. Theo đó thì mỗi phút, những người nô lệ theo trung bình sẽ phải xếp được 4 tấm đá vôi (nặng từ 2-5 tấn). Đây cũng là kỳ quan lâu đời và duy nhất còn sót lại trong danh sách ban đầu của bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.

4. Lăng mộ Mausoleum ở Halicarnassus (Thổ Nhĩ Kỳ)

Lăng mộ được nữ hoàng Artemisia II xây dựng cho chồng là vua Mausolus của Caria (khu vực ở phía Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) vào khoảng năm 370 – 350 TCN.

Công trình đồ sộ dài 40m, cao 45m này với sự đóng góp của 1.200 lao động, làm việc miệt mài trong 17 năm. Nhiều người vô cùng ngưỡng mộ trước vẻ đẹp kiến trúc và sự tráng lệ của lăng mộ.

Phòng chôn cất ở trung tâm được trang trí bằng vàng, trong khi bên ngoài được tô điểm bằng những trụ gạch đá cầu kỳ và nhiều tác phẩm điêu khắc. Đến thế kỷ XV, hiệp sĩ của cuộc Thập Tự Chinh – Christian Crusaders đã tháo dỡ một khối đá cẩm thạch ở phần nền ngôi mộ để xây dựng một lâu đài mới ở khá gần ngôi mộ của vua Mausolus.

5. Ngọn hải đăng Alexandria (Ai Cập)

Ngọn hải đăng là kỳ quan cổ đại duy nhất được sử dụng có ích như một đèn hiệu cho các tàu trong vùng biển nguy hiểm ra khỏi thành phố cảng Alexandria của Ai Cập. Được xây dựng trên một hòn đảo nhỏ của Pharos từ năm 285 và 247 TCN với chiều cao 117m, ngọn hải đăng này là một trong những công trình cao nhất thế giới trong nhiều thế kỷ.

Ngọn hải đăng được vận hành bằng cách sử dụng lửa vào ban đêm và gương đồng được đánh bóng để phản chiếu Mặt trời trong ngày. Người ta nói rằng, ánh sáng từ ngọn hải đăng có thể được nhìn thấy từ khoảng cách 50km ngoài biển.

Cấu trúc khổng lồ này đã đứng sừng sững bên bờ biển Địa Trung Hải trong hơn 1.500 năm trước khi bị hư hỏng nghiêm trọng bởi trận động đất vào năm 1303 và 1323.

6. Vườn treo Babylon (Iraq)

Vườn treo Babylon là một công trình do vua Nebuchadrezzar II xây dựng năm 603 TCN nhằm làm thỏa nỗi nhớ quê hương xứ Medes của người vợ. Trong vườn treo có một hệ thống đài phun nước gồm hai bánh xe lớn liên kết với nhau bằng dây xích có gắn thùng gỗ.

Khi bánh xe quay, dây xích và thùng nước cũng chuyển động đưa nước ở một cái bể phía dưới lên trên cao tưới nước cho cây. Để tưới nước cho hoa và cây của khu vườn, các nô lệ phải luân phiên nhau đưa nước từ dòng sông Euphrates lên khu vườn.

7. Đền Artemis (Thổ Nhĩ Kỳ)

Ngôi đền bằng đá cẩm thạch tuyệt vời dành riêng cho các nữ thần Hy Lạp Artemis được hoàn thành khoảng 550 TCN ở Ephesus, gần thị trấn Selçuk ngày nay ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngôi đền dài 115m, rộng 55m, gồm 120 cột đá, mỗi cột cao 20m được cho là cất giữ rất nhiều tác phẩm nghệ thuật tinh tế, trong đó có bức tượng đồng của Amazon.

Vào năm 356 TCN, người đàn ông tên Herostratus đã đốt cháy ngôi đền với mong muốn trở nên bất tử. Vào năm 262, người Goths đã đốt ngôi đền lần thứ hai và tới năm 401, ngôi đền bị phá rối bởi các nhà Kito giáo. Chỉ phần nền và một số phần khác của ngôi đền thứ hai còn tồn tại đến ngày nay.

Bảy kỳ quan thế giới mới

1. Tượng Chúa Cứu thế (Brazil)

Bức tượng Chúa Cứu thế cao 38m đứng trên đỉnh núi Corcovado tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil. Tượng được dựng năm 1931 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Brazil độc lập.

Đây là tượng Chúa Jesus nổi tiếng nhất và cũng là công trình theo kiến trúc Art Deco lớn nhất trên thế giới. Với vòng tay dang rộng như muốn ôm lấy toàn thành phố Rio de Janeiro, bức tượng đã trở thành một biểu tượng hòa bình và lòng hiếu khách của người dân Brazil.

2. Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc)

Kỳ quan thế giới mới này nằm dọc theo biên giới phía Bắc của Trung Quốc qua rất nhiều thế kỷ nhằm ngăn chặn sự xâm lược của quân Mông Cổ. Được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 5 TCN đến thế kỷ thứ XVI, Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo dài nhất thế giới, trải dài 6.400km.

Phần nổi tiếng nhất có thể kể đến ở Vạn Lý Trường Thành là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc – Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây vào khoảng năm 200 TCN. Người Trung Quốc có câu nói nổi tiếng: “Nếu chưa đi Vạn Lý Trường Thành thì không phải là một người đàn ông thực thụ”.

3. Đấu trường La Mã (Ý)

Đấu trường Colosseum hay thường được biết đến với tên gọi Đấu trường La Mã được xây dựng tại thành phố Roma của Ý từ khoảng năm 70 và 72 dưới sự trị vì của Hoàng đế Vespasian.

Với chiều cao lên đến 50m, dài 189m, rộng 156m và 3 tầng ghế ngồi, đấu trường này đã có lần đón nhận 50.000 khán giả đến xem các trận đấu đẫm máu của đấu sĩ xưa. Đấu trường Colosseum được coi là một trong những biểu tượng của Đế chế La Mã và là một trong những mẫu kiến trúc La Mã đẹp nhất còn sót lại.

4. Đền Taj Mahal (Ấn Độ)

Đền Taj Mahal ở Agra (Ấn Độ) là lăng mộ hoành tráng được xây dựng bởi Hoàng đế Mughal Shah Jahan để tưởng nhớ người vợ quá cố thân yêu của mình – Mumtaz Mahal. Công trình bắt đầu được xây dựng năm 1632 và mất khoảng 15 năm để hoàn thành.

Lăng mộ lộng lẫy với mái vòm đặt trong khu vườn có tường bao quanh được coi là ví dụ tiêu biểu của nghệ thuật và kiến trúc Mughal.

Đền Taj Mahal bao gồm 4 tháp, mỗi tháp cao hơn 13 tầng. Sau khi bị lật đổ ngai vàng, nhà vua đã dành những ngày còn lại của cuộc đời chỉ để nhìn về Taj Mahal từ một ô cửa sổ.

5. Thành phố cổ Petra (Jordan)

Nằm ở rìa sa mạc Ả Rập, Petra là thủ đô của vương quốc Nabataeans của Vua Aretas IV (năm 9 TCN – năm 40). Petra nổi tiếng với những cấu trúc bằng đá, đặc biệt là ngôi đền cao 42m được chạm khắc mặt tiền cổ điển bằng đá màu hồng.

Thành phố cổ xây dựng các đường hầm, bể chứa nước và một giảng đường với sức chứa 4.000 người. Khu di tích này được mô tả là một trong những tài sản văn hóa quý giá của nhân loại.

6. Pháo đài Machu Picchu (Peru)

Machu Picchu là một khu định cư trên núi được xây dựng vào thế kỷ XV ở khu vực Amazon của Peru. Thành phố đổ nát này là một trong những tàn tích nổi tiếng nhất của nền văn minh Inca, phát triển mạnh mẽ trong khu vực dãy núi Andes ở phía Tây Nam Mỹ.

Dù đã bị lãng quên từ nhiều thế kỷ, Machu Picchu đã trở lại và thu hút sự chú ý của thế giới nhờ công của nhà khảo cổ Hiram Bingham vào năm 1911. Năm 1983 địa điểm này đã trở thành Di sản Thế giới do UNESCO bầu chọn.

7. Khu di tích Chichen Itza (Mexico)

Chichen Itza là một địa điểm khảo cổ thời tiền Colombo, do nền văn minh Maya xây dựng và nằm ở trung tâm phía Bắc Bán đảo Yucatan (Mexico). Địa điểm này chứa đựng vô số phong cách kiến trúc lớn, khác nhau như El Castillo (đền thờ của Kukulkan) và đền thờ của Warriors.

Chichen Itza được xây dựng bởi một bộ tộc người Maya là Itzáes trong thế kỷ thứ IX và phát triển thành một thủ đô trong khu vực cho đến thế kỷ thứ XII. Hiện tại, nguồn gốc thực sự của người Itza vẫn còn là một bí ẩn.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: National Geographic, Wikipedia…

Седемте чудеса на света

Седемте чудеса на света (или Седемте чудеса на Древния свят) е известен списък от най-известните забележителности, плод на античната култура. Първата идея за събиране на чудесата на древния свят в списък, може да се каже, че е на Херодот, който впечатлен от Египетските пирамиди и Вавилон, смята че това са най-значителните постижения на хората до това време. Седемте чудеса, който ние познаваме за първи път са написани и оценени, като най-великите човешки творения, от Антипатър от Сидон, който е бил главен библиотекар в Александрийската библиотека. По-късно е имало и няколко други списъка, както и предложения да бъдат добавени много други забележителности, като Колизеума, Капитолия, Ноевия ковчег, но в крайна сметка всички ние познаваме именно списъка на Антипатър. Малко известен факт е, че това което ние наричаме сега “чудеса” (на гръцки: Θαυματα – чудеса) в първия списък се наричат Θεαματα -гледки; неща, които се виждат (от гр.θεα- гледка).

Ето Чудесата на света, изброени в реда на тяхното създаване.

1. Египетски пирамиди (2575- 2465 пр.н.е.) Това са пирамидите на фараоните Хуфу (Хеопс), Хефрен и Микерин. Намират се в Гиза, Египет.

Египетските пирамиди (и по-точно Хеопсовата пирамида) са единственото оцеляло от Седемте чудеса на античния свят. В този смисъл към тях понякога се включва и големият сфинкс в Гиза.

Под „Египетските пирамиди“ често се имат предвид само трите пирамиди на Хеопс, Хефрен и Микерин. Те са разположени в една линия. Архитект и главен надзирател на строежа е Хемон, родственик на Хуфу. Пирамидите се намират на западния бряг на Нил, в Мемфиския некропол. Древните египтяни са вярвали, че това е земята на смъртта, защото Слънцето залязва на запад. Техните домове са се издигали на източния бряг на реката.

Най-голяма е пирамидата на Хеопс (Хуфу) (147 м.), има площ от 229 м2 и е почти изцяло запазена. Липсват ѝ мраморната облицовка и върхът. Пирамидата на Хефрен (Хафра,Хафре) е по-малка, а тази на Микерин (Менкауре) е съвсем скромна. От трите пирамиди само тази на Хефрен все още има част от оригиналната си мраморна облицовка. Те са построени от големи каменни блокове, тежащи средно около 2 тона. Счита се, че е била построена за период от 20 години и строежът и е завършен през 2580 пр.н.е. според една от теориите.

2. Висящи градини на Вавилон (8-6 век пр.н.е.). Построени са от Навуходоносор. Областта се намира в днешен Ирак.

Висящите градини на Вавилон, познати и като Висящите градини на Семирамида, са третото от Седемте чудеса на света. И до ден днешен, не са открити. Вероятно са били построени в гр. Вавилон, който се е намирал на територията на днешен Ирак.

Повечето сведения сочат, че са построени около 575 пр.н.е. от цар Навуходоносор II, който управлява града 43 години, започвайки от 605 пр.н.е. Друга теория гласи, че са построени от асирийската царица Семирамида, през нейните 5 години управление (810 пр.н.е.) Представляват терасирани и изкуствено напоявани градини. Според легендата, Навуходоносор ги построява, за да не тъгува по дома си неговата съпруга – персийската принцеса Амитис, която е родом от планините. Няма сведения къде точно са били разположени. Откритите след археологически разкопки находки в Ниневия, град в северен Ирак, таблети, изобразяващи палми по покривите на отделни къщи карат специалистите да проучват възможността градините да са били разположени във Вавилон – град, използван като събирателно за повечето селища на Изток.

3. Статуя на Зевс Олимпийски (430 пр.н.е.). Построена от древногръцкия скулптор Фидий.

Статуята на Зевс Олимпийски, изваяна от прочутия гръцки скулптор Фидий е едно от Седемте чудеса на света. Олимпия била важен религиозен център на Древна Гърция. Именно там Зевс е победил кръвожадния Кронос. През 5в. пр.н.е. гражданите на Олимпия решили да построят храм на Зевс. Той бил 64 метра на дължина и 28 на ширина. Височината на вътрешното помещение била 20 метра. Статуята на Зевс била поставена в дъното на храма. Според изворите е била висока около 12 метра (40-стъпки) и създавала впечатлението, че ако Зевс стане, ще разруши тавана. Била изработена от дърво, което било покрито с нежно-розова слонова кост, а дрехите на Зевс били от златни листи. В дясната си ръка държал златна статуя висока около 5 метра на богинята на победата Нике, а в лявата си – скиптър.

През 394 г. от н.е., около 800 години след създаването ѝ, тя е пренесена в Константинопол, столицата на Византийската империя. Въпреки, че вече християнството се е наложило като религия и статуята на Зевс се явявала езическа скулптура, никой не посмял да я разруши, поради невероятната ѝ красота. Историците смятат, че е изгоряла по време на пожар в двореца на император Теодосий II през 462 г. Статуята на Зевс Олимпийски е единственото от седемте чудеса на света, което е било и на европейска земя.

4. Храм на Артемида в Ефес (356 пр.н.е.). Построен по заповед на цар Крез. Намира се в днешен Ефес в Турция.

Сградата явно е била впечатляваща. Филон Византийски пише – “Виждал съм Висящите градини на Вавилон, статуята на Зевс Олимпийски, Родоския колос, Пирамидите и храмът на Мавзол, но когато видях Храмът в Ефес да се извисява в облаците, всички други неща избледняха”.

5. Мавзолей в Халикарнас (353-351 пр.н.е.). Гробница на цар Мавзол – владетеля на Кария. Намира се в Халикарнас в днешна Турция.

Мавзолеят в Халикарнас е бил огромна гробница, издигната от царя на Кария Мавзол и неговата съпруга царица Артемизия. Построен е през 353 г.пр.н.е. Представлявал солиден храм, заобиколен от 36 колони в йонийски стил. Халикарнас е днешен Бодрум, (Турция). Мавзолеят e бил висок 45 метра (135 стъпки). Бил е богато украсен с релефи и скулптури, дело на четирима прочути гръцки майстори – Скопас, Леохар, Тимотей и Бриаксис. В Британския музей са изложени много фрагменти от него, като за две от статуите се предполага, че са на самите Мавзол и Артемизия.

Думата „мавзолей“ произлиза от името на Мавзол и днес се използва за обозначаване на голяма гробница до която живите имат достъп.

Мавзолеят се издигал над град Халикарнас в продължение на много векове. Останал недокоснат когато градът бил превзет от Александър Велики през 334 пр.н.е. и след пиратски нападения през 62 и 58 пр.н.е.. Около 16 века стоял над руините на града, докато поредица от земетресения не пречупила колоните, запращайки каменната колесница да се строши в земята. Към 1404 година само самата основа на Мавзолея била узнаваема.

През първата година на XIV век рицарите-хоспиталиери нахлули в региона и построили огромен замък. Когато решили да го укрепят през 1494 г., използвали камъните на Мавзолея. През 1522 г. слухове за турско нашествие накарали кръстоносците да подсилят замъка в Халикарнас (по онова време известен като Бодрум) и голяма част от останалите останки от гробницата били разрушени и използвани в стените на замъка. Парчета полиран мрамор от гробницата могат да бъдат видени там и днес.

По това време група от рицари влязла в основата на паметника и открила зала, съдържаща голям саркофаг. Компанията обаче, решавайки че е твърде късно, за да го отварят този ден, се върнала на другата сутрин, но съкровищата били ограбени. Телата на Мавзол и Артемизия липсвали също. Рицарите обявили, че селяни са виновни за кражбата, но вероятно и някои от кръстоносците са плячкосвали гробове. Преди счупването и изгарянето на много от останалите скулптори от Мавзолея във вар за мазилка рицарите пренесли няколко от най-добрите творби в замъка в Бодрум. Там те стояли 3 века. По това време британския посланик получил няколко от статуите от замъка, които сега са собственост на Британския музей.

През 1846 г. музеят изпратил археолога Чарлз Томас Нютон да търси още останки от Мавзолея. Това било трудна задача, защото той не знаел точното местопложение на гробницата и парите, които би дал, за да купи всички парцели и да търси били астрономическа сума. Затова се заел да изучи ръкописите на древните автори, като Плиний, за да придобие приблизителна представа за размера и местоположението на мемориала и купил парцел земя в най-вероятния район. Нютон проучил околната площ, чрез тунели които прокопал под съседните парцели. Така открил някои от стените, стъплбище и три от ъглите на основата и вече можел да определи кои точно парцели са му нужни.

Тогава Нютон разкопал мястото и намерил части от фризове, които украсявали стената на постройката и части от покрива. Също и счупено каменно колело от колесница, около 2 метра в диаметър – част от скулптората, която открил. Накрая намерил и статуята на Мавзол и Артемизия, които стоели на върха на постройката.

6. Родоски колос (292-280 пр.н.е.). Масивна статуя, посветена на бог Хелиос. Намирала се е в залива на о.Родос.

Родоският колос е бил бронзова статуя на бог на слънцето Хелиос. Намирала се е на остров Родос в Егейско море. Издигала се е на височина от 34 метра и е била най-високата статуя в древността. Статуята дело на Харес от Линдосе започната 292г. пр.н.е. и е завършена в 285г. пр.н.е..

След разпада на държавата на Александър Македонски, управлението на Родос поел Птолемей I Сотер. След неговото утвърждаване в Египет, той сключил с Родос съюз, контролиращ търговията в източното Средиземноморие. През 305 пр.н.е. синът на другият диадоха Антигон I Едноокий – Деметрий I Македонски обсадил Родос с войска от 40 000 души. Държал главния град на острова в обсада цяла година. Накрая бил принуден да отстъпи пред приближаващия флот на Птолемей.

Народът на Родос решил да продаде счупените оръдия и да построи статуя на почитания бог на слънцето Хелиос, за да се отблагодарят за застъпничеството.

Била е съборена от земетресение, но дори паднала е представлявала туристическа забележителност до 654 г., когато арабите отнасят и продават бронзовите ѝ части.

Въпреки създадената легенда, идеята, че Колосът се е намирал на някое от трите пристанища днес остава незащитена. Най-вероятно е той да е бил издигнат върху акропола, в очертанията на светилището на бог Хелиос

7. Александрийски фар (280 пр.н.е.). Фарът се е намирал в Александрия и е издигнат от Сострат Книдски.

Построен е около 240 пр.н.е. на остров Фарос, близо до град Александрия в Египет. Светлината, която е излъчвал, е идвала от голям огън в основата му, който благодарение на система от огледала се е отразявал навътре в морето. При земетресение през 1375 г. фарът е разрушен. Днес там се издига крепостта Каит Бей.

Фарът е представлявал кула с височина 180 метра и за времето си е бил от най-високите конструкции, създадени от човека. Архитект на Фара е Сострат Книдски. Изграждането му е отнело 5 години. Бил е построен от бели камъни и е бил изграден с трегери, а не със сводове. Имал е три етажа. Най-долу е основата, във формата на квадрат с площ 8,5 м2. Четирите му стени са били обърнати по посока на четирите посоки на света. Първият етаж е бил висок 57,7 м. Следва вторият етаж, който е бил с осмоъгълна форма, по направленията на осемте главни вятъра. Неговата височина била 27 м. На върха си Фарът е имал куполообразна част със статуята на Посейдон. Височината на третата част била 7 м. крепостта Каит Бей Маякът бил и крепост и наблюдателен пост на Александрия. От него можело да се види вражески флот дълго, преди да се приближи до града. Според легендите, светлината от фара, била използвана за опожаряване на вражеските кораби, което е малко вероятно, поради сравнително слабо развитата технология и оптика по онова време. За да се поддържа огъня, било нужно голямо количество дърва. Превозвани били, по спирални стълби около фара, с помощта на коне и мулета.

До преди появата на Фара, историята на архитектурата не познавала пример на техническо съоръжение, станало предмет на такава всеобща възхита.

От всички чудеса на света, единственото оцеляло до наши дни са Египетските пирамиди, намиращи се в Гиза. Те са и най-древния паметник. Най-кратко е съществувал Родоския колос, който се е разрушил само половин век след построяването си при земетресение. Съществуват и известни съмнения за съществуването и точното местоположение на Висящите градини на Вавилон.

Новите 7 чудеса на света

1. Великата китайска стена в Китай

Великата китайска стена е най-дългата строителна забележителност в света. Намира се в северен Китай и е завършена 1644 г.. Простира се на 7240 км. – 14 пъти повече от разстоянието София – Варна. Построена била да защитава северната китайска граница от нашественици. Издигана е изцяло с ръчен труд в продължение на 2000 години.

2. Град Петра в Йордания

Град Петра в Йордания – древният град Петра в югозападната част на Йордания е построен терасовидно около Вади Муса или долината на Моисей. Бил е столица на древното царство на набатеите, намирал се е на пътя на керваните и е продължил да процъфтява под римско управление, след като набатеите били разгромени през 106 г. сл. Христа.

Някога в този скалист град живеели около 30 000 души. Селището е изсечено буквално в скалите през 200 г Пр.Хр. в Югозападна Йордания. Петра бил крепост на набатеите, които развили града до процъфтяващ търговски и културен център. Все още можете да се разходите из сложните подстъпи към града и в камерите, издълбани дълбоко в планинските недра.

3. Статуята на Христос в Рио де Жанейро, Бразилия

Статуята на Христос Спасител в Бразилия – 38-метровата статуя на Христос с разперени ръце гледа към Рио де Жанейро на атлантическия бряг от хълма Корковаду. Изваяна е от полско-френския скулптор Пол Ландовски, тежи над 1000 т и е изградена на части във Франция, които впоследствие били докарани с кораб в Бразилия. Статуята е тържествено открита на 12 октомври 1931 г.

Статуя на Исус Христос се издига на върха на хълма Корковаду в Рио де Жанейро, Бразилия,  висок 704 метра. Тя е по висока от 12-етажна сграда и тежи над 1000 т. – повече от 17 пътнически самолета! Материалите са качвани там с помощта на влак, а построяването й продължава около 5 години.

4. Мачу Пикчу в Перу

Мачу Пикчу в Перу – построени по времето на империята на инките през XV в., големите стени, дворци, храмове и домове в Мачу Пикчу се намират на 2430 м надморска височина в Андите, откъдето има изглед към долина, на 500 км югоизточно от Лима. Остава загадка как големите камъни са били транспортирани на такава надморска височина, за да бъде построен отдалеченият град. Наричат Мачу Пикчу “изгубения в облаците град”. Построен е около 1450г. близо до Куско в Перу. Издига се на 2430 метра в Андите. Това е комплекс с над 100 сгради, построен в чест на царете на инките. Строителите местели масивните скали без помощта на превозни средства или животинска сила. Там има и сложна система от канали и фонтани, която работи и до днес.

5. Пирамидата в Чичен Ица в Мексико

Чичен Итца е някогашната столица на империята на Маите. Построена е през Х век в Юкатан в Мексико. Там е и пирамидата на вожда Кукулкан,наричан още Пернатата змия. Тя има 365 стъпала – колкото са дните на годината. На първия ден на пролетта и лятото слънчевите лъчи оформят по стълбите на пирамидата сянка като спускаща се змия.

6. Колизеумът в Рим, Италия

Този стадион е построен около 80 г. в Рим, Италия. Спортовете, които се практикували на него, били далеч по-сурови от днешния футбол! Диви животни и хора се борели до смърт пред 50 000 жадни за кръв зрители. Понякога арената дори била наводнявана и гладиаторите се биели на борда на лодки.

7. Тадж Махал в Индия

Тадж Махал в Индия – беломраморният мавзолей в Агра, щата Утар Прадеш, е построен от император Шах Джахан между 1632 г. и 1654 г. за любимата му съпруга Мумтаз Махал, която умира при раждане. Комплексът е ярък пример за комбиниране на индийския, персийския и ислямския стил в архитектурата и включва гробниците на императора и съпругата му.

В строителството на храма от бял мрамор участвали към 20 000 работници. Украсен е със скъпоценни камъни като тюркоаз, нефрит и аметист. Ежегодно над три милиона души посещават Тадж Махал.

Сред 21-те финалисти бяха и Белоградчишки Скали в България.

Trận chiến cuối cùng của Đức Vua


Hôm nay, tại Varna, Hiệp hội “Chigot” tái tạo lại một cách chân thực “Trận chiến cuối cùng của Đức Vua” xảy ra gần Varna vào ngày 10/11/1444 khi quân Thập tự chinh của Ba Lan-Hungary do vua Vladislav III Jagiello và tướng quân Hungary Janos Hunyadi bị đánh bại bởi quân Thổ Nhĩ Kỳ của Sultan Murad II, còn vua Ba Lan Vladislav bị chặt đầu.

Vładysław III Varneńczyk (sinh ngày 31 tháng 10 năm 1424 tại Cracow, mất ngày 10 tháng 11 năm 1444 gần Varna) là vua Ba Lan (1434 – 1444), vua Hungaria với hiệu Ulászló I (1440 – 1444). Ông được xem là vị vua có chiều cao lý tưởng nhất Hungaria, qua đời năm 1444 trong Trận Varna.

Năm 1434 ông được thừa kế ngôi vua Ba Lan, và sáu năm sau, với sự giúp đỡ của nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng Hungary Janos Hunyadi, ông được bầu làm người cai trị Hungary. Cuộc trường chinh do hai ông dẫn đầu và được Đức Giáo Hoàng ban phước, là nỗ lực cuối cùng để thống nhất châu Âu Kitô giáo chống lại cuộc xâm lược của Ottoman.

Vladislav III Jagiello được lưu lại trong lịch sử với tên gọi Varnenchik sau khi hi sinh khi mới hai mươi tuổi trên chiến trường gần Varna.

More

ЧРД на Фам Тхи Киеу Тху


Họ và tên: PHẠM THỊ KIỀU THU

Ngày sinh: 08/11

Quê quán: Hải Hưng

Chỗ ở: Hà Nội

Cơ quan: Trường đại học kinh tế quốc dân, HN

Желая ти здраве, защото без него нищо друго няма значение,
несекващ стремеж към знание, защото то ще те научи как да постигнеш предното
и как да се пазиш от бедите на следващото пожелание – любов,
защото това е достатъчно добра цел в живота.
Честит Рожден Ден!

Suncho – Chúc bé ngủ ngon! (Лека нощ, деца! Сънчо)


Mọi người có còn nhớ bài hát này không, hồi đó sinh viên bọn mình cũng chỉ là detsa thôi mà, tối nào cũng nghe “Chúc bé ngủ ngon” thành thân quen. Bây giờ nghe lại vẫn thấy thích.

Аз съм Сънчо

 

Аз съм Сънчо, ида от горица
да ви кажа:”Лека нощ, дечица”,
че е тъмно вече вън –
време е за сън.

Ta là Suncho, đến từ rừng xanh
để nói với các em rằng “Chúc ngủ ngon, bé con”,
rằng ngoài kia trời đã tối rồi –
đến lúc đi ngủ thôi.

Ngày 5 tháng 3 năm 1960 bắt đầu trình chiếu một trong những chương trình được yêu thích nhất của Đài truyền hình quốc gia Bulgaria BNT – ” Chúc bé ngủ ngon” , được biết đến quen thuộc hơn gọi là “Suncho – Giấc mơ nhỏ”.

Suncho – cậu bé bay ru ngủ tất cả trẻ em bước vào không gian truyền hình Bulgaria từ ngày 5 tháng 3 năm 1960, đã in dấu ấn trong tâm trí của nhiều thế hệ người Bulgaria. Dù cậu đi bằng xe hươu kéo, ô tô hay phương tiện bay (máy bay, tên lửa, đôi cánh), Suncho luôn đến từ “khu rừng” với chiếc lông ma thuật của mình để ru ngủ lũ trẻ. Hình ảnh của Suncho tóc xoăn rất gần với vị thần giấc mơ tuyệt đẹp của thần thoại Hy Lạp cổ đại – Hypnos, người mang đôi cánh của mình bay trên mặt đất và chạm chiếc vương trượng ma thuật của mình vào mắt mọi người, khiến tất cả chìm vào giấc ngủ sâu. Cũng ấn tượng như dáng vẻ của Suncho là bài hát dành cho cậu, được viết bởi nhà soạn nhạc vĩ đại người Bulgaria Peter Stupel, lời của Dimitar Spasov và được hát bởi Lina Boyadzhieva.

More

Huế lại lụt sâu


(Vnexpress)

9h sáng 5/11, mưa lớn ở thượng nguồn khiến nhiều tuyến đường ở thành phố Huế và vùng dân cư các huyện Quảng Điền, Phú Vang bị ngập sâu, giao thông bị chia cắt. 
Hàng nghìn người bị cô lập do mưa lũ

Trong vòng 24 giờ, lượng mưa tại Thừa Thiên Huế đạt 600 mm, nhiều tuyến phố vùng hạ lưu bị ngập nặng. Nguyên nhân là mưa lớn ở thượng nguồn khiến mực nước đổ về vùng hạ lưu, gây ngập cục bộ.

Tuyến đường Bạch Đằng, phường Phú Cát ngập sâu. Các tuyến phố Hùng Vương, Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Tùng Mậu cũng trong tình trạng tương tự, mọi sinh hoạt đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Hàng trăm phương tiện bị chết máy dọc đường. Người dân phải dắt bộ xe tìm quán sửa. Thuyền du lịch được thông báo tổ chức neo đậu vào bờ sông Hương đề phòng lũ lên nhanh. Nhiều trường học trên địa bàn thành phố Huế bất ngờ bị ngập sâu.

Nhiều chuyến đò phía hạ lưu sông Hương chở thẳng khách theo sông Đông Ba để lên thành phố vì vùng hạ lưu sông bị ngập nặng. Đoạn qua cầu Lòn (đường Bùi Thị Xuân). Nhiều người đã mang thuyền nhỏ ra để vận chuyển khách.

Mực nước ở sông Hương đang ở mức xấp xỉ báo động 3.

Nguyễn Đông

ЧРД на Нгуен Тхи Май Зунг


Họ và tên: NGUYỄN THỊ MAI DUNG

Ngày sinh: 03/11

Quê quán: Hà Nội

Chỗ ở:  TP Huế

Cơ quan: Đại học Y Dược Huế

*

Бъди ни жива, здрава и щастлива!
Букет от чувствата ни приеми,
обичта ни към теб безкрайна като подарък прегърни!

Stefan Danailov trở lại màn hình


Vào ngay ngày hôm sau, khi vừa kết thúc vòng hai cuộc bầu cử tổng thống và Hội đồng địa phương, series phim “Ngôi nhà kính: Sự trừng phạt” được phát sóng trở lại trên BTV. Như vậy, trên màn hình lại xuất hiện ứng viên Phó tổng thống vừa thất bại của BSP – diễn viên Stefan Danailov, người đóng vai chính trong phim.

“Đây-a-nôp” ra tranh cử Phó tổng thống

Sau việc đề cử Danailov làm phó tổng thống cho Ivaylo Kalfin trong chiến dịch tranh cử, đã phát sinh ý kiến có thích hợp không khi phương tiện truyền thông phát sóng chương trình có sự tham gia của  một trong những ứng viên của cuộc bầu cử, điều đó sẽ tạo ra bất lợi cho các ứng viên khác.

Ngay sau khi Danailov được đề cử trong tháng Chín, Chủ tịch Hội đồng Truyền thông điện tử Georgi Lozanov đã bình luận trên báo “Dnevnik” rằng trường hợp này khá gây tranh cãi, và trình bày lập luận “đồng ý” hay “chống lại” việc phát sóng phim.

“Nói cho cùng, bộ phim là một sản phẩm, chứ không phải chính trị. Nay xảy ra như vậy, truyền hình không có lỗi. Mặt khác, nếu nhà điều hành muốn hoàn toàn trung thực, không có gì ngăn cản đình chỉ phát sóng bộ phim sau cuộc bầu cử. Nhưng ngay lập tức lại nảy sinh vấn đề về thiệt hại tài chính và tiến độ chương trình “, ông Lozanov nói. Chúng tôi sẽ xem xét điều gì hơn – lợi ích thương mại hay xã hội, ông nói thêm.

Mới đầu BTV thông báo chính thức rằng loạt phim mới của “Glass House” bắt đầu vào mùa thu mà không chỉ rõ ngày. Sau đó xác định bộ phim bắt đầu vào ngày 31/10 với tuyên bố rằng điều đó đã được lên kế hoạch theo tiến độ chương trình.

Trong đoạn trailer của bộ phim, đã phát sóng một tháng nay, có tham gia cả Stefan Danailov.

Free counters!